Tin vui



SỨC KHOẺ & MẸO

3 người bị liệt hoàn toàn sau khi ăn chả lụa và mắm ủ lâu: Cảnh báo các đồ ăn dễ có Botulinum

Thời gian gần đây nhiều vụ ngộ độc botulinum nên thuốc giải vốn đã hiếm, tính đến giờ thì cạn kiệt luôn.

Chính vì vậy mà có 3 trường hợp mới đây vào nhập viện nhưng bác sĩ chỉ điều trị được triệu chứng và cho thở máy, vì đã không còn thuốc giải.

3 trường hợp này đều là người lớn, trong đó có 2 anh em ruột bị ngộ độc sau khi ăn chả lụa mua của người bán dạo và 1 người đàn ông trung niên bị ngộ độc sau khi ăn mắm ủ lâu ngày.

Tới ngày 22.5, TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện cả 3 bệnh nhân ngộ độc botulinum đều đang phải thở máy, sức cơ chỉ còn 0,5 – 1,5, tức là đã bị liệt hoàn toàn. Trong khi, mới trước đó chỉ có 2 bệnh nhân phải thở máy và sức cơ của bệnh nhân còn lại ở mức 3/5 – 4/5.

Điều đáng nói mà chúng ta nên bàn ở đây là làm sao để tránh các trường hợp bị ngộ độc Botulinum, trong sinh hoạt hàng ngày cần ăn uống hay tránh xa các thực phẩm nào để không rơi vào tình cảnh nguy kịch như vậy.

Mình vừa đọc được thông tin này trên báo, cảm thấy rất có ích nên lên đây chia sẻ với mọi người nhé.

hình ảnh

Bệnh nhân đang được điều trị tại viện, ảnh: ZN

Theo Bác sĩ Nguyễn Nhật Vĩ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, Botulinum là chất độc thần kinh rất mạnh, nó xâm nhập vào các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giải phóng acetylcholine.

Khi chúng đã thực hiện các bước trên thành công, xung thần kinh không thể truyền dẫn được nữa, dẫn tới giao tiếp các tế bào thần kinh không được thực hiện. Sau đó, các cơ bị tê liệt, nguy hiểm nhất liệt cơ hô hấp. Đây là nguyên nhân chính yếu dẫn đến suy hô hấp và ‘ra đi’ cho người bị ngộ độc.

Độc tố của Clostridium Botulinum có độc lực mạnh hơn tất cả vi khuẩn khác. Nó chịu được men tiêu hoá và môi trường axit nhẹ của dạ dày, mất tác dụng bởi kiềm và nhiệt độ cao 120 độ C/5 phút hoặc 80 độ C/10 phút hoặc đun sôi trong vài phút.

“Ngộ độc Botulinum là tình trạng cấp cứu trong y tế, chỉ với liều 0,004 μg/ kg cân nặng là chúng đủ để hạ gục một người trưởng thành. Vì vậy, với các bệnh nhân có biểu hiện đặc trưng như trên, bao gồm tiền sử có dùng thực phẩm không đảm bảo nên được cân nhắc chăm sóc hỗ trợ y tế sớm nhất có thể để hạn chế tỷ lệ tử vong”, bác sĩ Vĩ nhấn mạnh.

hình ảnh

Thực phẩm đảm bảo sạch sẽ và nấu chín, ảnh: KAD

Theo Cục an toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, trong tự nhiên, các bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum (C.Botulinum) phổ biến và có khả năng sống sót cao ở trong đất và bụi. Chúng được tìm thấy trong đất vườn, nghĩa trang, bùn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, đường tiêu hóa của động vật, gia cầm, cá…

Nha bào có nhiều trong đất và có sức đề kháng cao, đặc biệt chịu nóng > 100 độ C vẫn sống, đun nóng ở nhiệt độ 120 độ C trong 10 phút mới giết chết được chúng.

Vậy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể dễ gặp các thực phẩm nào có chứa loại vi khuẩn này

Cục an toàn Thực phẩm cho biết, vi khuẩn C.Botulinum phổ biến trong môi trường nên có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Đặc biệt là các loại thực phẩm đóng hộp như sữa bột, pho mát, xúc xích, lạp xưởng, thực phẩm lên men yếm khí.

Các thực phẩm đóng hộp công nghiệp theo quy trình sản xuất thường sử dụng nitric để ức chế độc tố botulinum. Tuy nhiên, điều đáng nói là các thực phẩm đóng hộp được chế biến thô sơ, do người dân tự làm tại nhà hoặc các cơ sở không đảm bảo lại rất dễ nhiễm khuẩn C.botulinum.

Vì vậy, các trường hợp ngộ độc thường đến từ thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo.

hình ảnh

Hạn chế thực phẩm không rõ nguồn gốc, ảnh: DAD

Chú ý quan trọng là gần đây, người dân có xu hướng sử dụng túi hút chân không đựng thực phẩm gia tăng trong khi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không đun chín kỹ thức ăn trước ăn cũng là những điều kiện để vi khuẩn này sinh sôi.

Cần nhớ rằng, tất cả loại thực phẩm khác như rau, củ, quả, hải sản… vẫn có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum nếu không đảm bảo an toàn và được ủ, bọc kín. Chính vì vậy, điều quan trọng là cần chú ý tới khâu bảo quản thực phẩm sạch sẽ, nấu chín ở nhiệt độ cao đảm bảo.

Ngoài ra, không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối…) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

Bình Luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN