Tin vui



SỨC KHOẺ & MẸO

Bị ung thư có được ăn yến không, có làm bệnh nặng hơn không: Bác sĩ phân tích

Ủa các mẹ, ăn yến khiến khối u phát triển nhanh hơn á? Nay mình mới nghe được thông tin này từ một người bạn sau khi mình ngồi than vãn về tình trạng của ông nội. Chẳng là ông nội mình bị K nên cả nhà có mua yến về chưng cho ông ăn vì nghĩ yến là món ăn giàu dinh dưỡng nên rất tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng của ông có vẻ nặng lên rồi. Mình ngồi kể thì bạn mình ‘phán’ luôn nguyên nhân do ăn yến. Mình nghe thấy vô lý quá. Nhà mình cũng đưa ông trở lại viện rồi nhưng chưa thấy bác sĩ bảo gì. Vậy nên mình cũng lên báo tìm hiểu thử thông tin xem sao.

Mình thấy có một chị tên là Vũ Thị Mai ở Hà Đông cũng có thắc mắc như mình. Theo đó, người nhà của chị Mai bị K đại trực tràng đã 2 năm, hiện đang điều trị tái phát và di căn hạch ổ bụng, phổi, đang theo dõi di căn xương. Việc hóa trị kéo dài khiến người nhà chị Mai mệt mỏi, không ăn được, hay nôn ói nên sút cân. Thế nên là nhà chị Mai định mua yến về cho ăn nhưng lại thấy có thông tin nói rằng ăn yến thì tế bào K sẽ phát triển nhanh.

Ở bên dưới, mình thấy có ý kiến của BS. Hà Vũ Thành (khoa Nội soi và thăm dò chức năng, Bệnh viện K Trung ương) có giải đáp vấn đề. Thông tin cụ thể, các mẹ xem bên dưới nha.

hình ảnh

Yến là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ảnh minh họa, nguồn: TCSKCĐ

Ung thư có ăn được yến không?

Theo BS. Vũ Thành, có nhiều loại yến sào khác nhau nhưng phổ biến nhất là mao yến. Tổ yến có nhiều lông màu tro, hình bán nguyệt, mặt trong lõm. Trong đó có nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, selen, kẽm. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E và giàu colagen.

Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến để chữa bệnh thì cần được giám sát bởi chuyên gia y tế. Những người dị ứng chim bồ câu, vịt, gà thì không nên ăn. Người bị tiểu đường, mỡ máu cao cũng cẩn thận khi ăn yến.

Với người bị K, thời điểm nào nên dùng yến sào là rất quan trọng. Tốt nhất, bạn nên dùng sau quá trình điều trị như phẫu thuật, hóa xạ trị. Bởi, lúc này cơ thể được bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào, tăng cường thêm sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch.

Thế nhưng, ‘tôi đã gặp nhiều bệnh nhân vừa cắt đại tràng, ruột già thì gia đình mua yến về tẩm bổ. Bệnh nhân ăn xong thì bị ngừng đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Khi ngừng ăn thì các triệu chứng này cũng hết’, BS. Thành nói.

Theo BS. Thành, người bệnh K chỉ nên dùng 3 – 5g tổ yến để chế biến và không ăn quá 3 lần/tuần. Để hạn chế tác dụng phụ, người bệnh cần tránh không ăn chung với các loại thịt như thịt lợn, thịt bò…

‘Do đó, lời khuyên của tôi dành cho người bệnh là khi ăn yến, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị cho mình. Điều này nhằm tránh các tác dụng ngược không tốt cho sức khỏe’, BS. Thành nói thêm.

hình ảnh

Người bị K có nên ăn yến không là vấn đề nhiều người thắc mắc. Ảnh minh họa, nguồn: VNN

Liên quan tới vấn đề này, tờ Dân trí cũng dẫn lại thông tin từ Live Science. Theo đó, hiện không có bằng chứng nào chứng minh có những tuyên bố rằng một số loại thực phẩm nhất định có thể chữa khỏi ung thư. Hoặc một số loại thực phẩm cụ thể sẽ làm cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Do đó bạn không cần phải ăn hoặc kiêng khem bất cứ loại thực phẩm cụ thể nào.

Hãy cẩn thận với các chế độ ăn kiêng đặc biệt được cho là có thể chữa khỏi bệnh K nhất là những chế độ ăn hạn chế ăn nhiều thực phẩm. Chúng có thể dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Với các loại thực phẩm truyền thống như yến, nhân sâm sẽ không gây hại gì cho bạn khi được dùng điều độ với chế độ ăn uống cân bằng.

Người bị K khi dùng yến sào thường xuyên sẽ có tác dụng giúp hồi phục các tổn thương tế bào. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng kích thích sự sinh trưởng của hồng cầu, bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Hơn nữa, sử dụng tổ yến còn có thể mang lại sự thoải mái về mặt tinh thần và hạn chế sự tác động của các loại hóa chất tới tế bào lành trong quá trình điều trị bệnh.

Ngoài ra, ăn yến còn có khả năng kích thích vị giác, giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở những người trong quá trình xạ trị không thể ăn uống bình thường.

Như vậy, người bị K hoàn toàn có thể ăn. Song, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến và nhận sự tư vấn của bác sĩ là tốt nhất nha các mẹ. 

Bình Luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN