Tin vui



TIN TỨC

Đóng trùng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục, người dân được hoàn lại bao nhiêu tiền? Không biết sẽ thiệt

Bảo hiểm y tế có hai hình thức tham gia là tự nguyện và bắt buộc được đông đảo người dân hưởng ứng. Vậy nếu đóng trùng số tháng bảo hiểm có được hoàn lại tiền không?

Bảo hiểm y tế có hai hình thức tham gia là tự nguyện và bắt buộc được đông đảo người dân hưởng ứng. Trường hợp một người đã đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và đạt 5 năm liên tục vào 1.10.2020. Họ vừa ký hợp đồng chính thức, được doanh nghiệp đóng bảo hiểm y tế theo chế độ doanh nghiệp từ tháng 7.2023, nhưng bảo hiểm y tế hộ gia đình đến tháng 10.2023 mới hết hạn. Vậy thời gian đóng bị trùng thì số tháng trùng từ tháng 7.2023 đến 10.2023 có được hoàn lại tiền không?

Quy định về hoàn tiền đóng trùng bảo hiểm y tế

hoan-tra-tien-bhyt-1

Căn cứ theo Khoản 2.5, Điều 2 của Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau:

“Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.”

Mặt khác, tại Điều 20, Quy trình thu ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH cũng quy định. Người tham gia BHYT nếu thuộc các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoặc tham gia theo BHYT hộ gia đình sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT nếu:

– Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó.

– Được ngân sách Nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT.

– Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

Số tiền hoàn trả theo quy định được tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:

– Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.1, Khoản 1, Điều này.

– Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng tại Điểm 1.2, Khoản 1, Điều này.

– Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng. đối với đối tượng tại Điểm 1.3 Khoản 1, Điều này.

Như vậy, đối chiếu quy định trên, khi người dân đi làm tại công ty sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm 1 (do người lao động và người sử dụng lao động đóng) và thẻ bảo hiểm y tế theo nhóm 5 (nhóm hộ gia đình) được cấp trước đó sẽ được báo giảm và cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế. Khi đó, người dân phải liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình để được giải quyết hoàn trả theo quy định.

Thủ tục nhận lại tiền

hoan-tra-tien-bhyt-2

Khi đóng trùng BHYT, để nhận lại tiền đóng trùng người lao động cần thực hiện các thủ tục nhận lại tiền BHYT đóng trùng như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Người đóng trùng BHYT liên hệ với cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHYT hoặc đơn vị nơi mình đóng BHYT để được hỗ trợ.

Người tham gia BHYT hoặc đơn vị tham gia BHYT cho người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Mẫu D02-TS (Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN) (nếu có).

– Tất cả sổ BHXH của người lao động có thời gian đóng BHXH trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.

– Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết.

Người lao động nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi người lao động tham gia BHXH.

Bước 2: Chờ giải quyết

Sau khi nộp hồ sơ xong người lao động hoặc đơn vị chờ giải quyết. Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hồ sơ cho người lao động và gửi thông báo đến người lao động. Trong trường hợp hồ sơ không được giải quyết cần gửi thông báo đến người lao động và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận tiền đóng trùng BHYT

Người lao động nhận tiền đóng trùng BHYT theo lịch hẹn trực tiếp tại cơ quan BHXH. Hoặc nhận qua tài khoản cá nhân, qua đường bưu điện hoặc qua đơn vị nơi người lao động đang tham gia BHXH.

Bình Luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN